[ Updated threads · New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MÔN PHÁI VÕ LÂM CHÁNH TÔNG
adminNgày: Monday, 2018 Aug 06, 17:19:46 | Thông điệp # 1
Trưởng sư sáng lập
Nhóm: Người quản trị
Bài viết: 157
Giải thưởng: 0
Danh tiếng: 0
Trạng thái: Offline

I. KỸ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA MÔN PHÁI THẬP BÁT LA HÁN QUYỀN

Môn phái Võ lâm chánh tông -Thập bát la hán quyền mang đậm nét đặc trưng của một môn võ chiến đấu và tự vệ. Do đó, các bài quyền của bản môn không mang tính hoa mỹ đẹp mắt mà mỗi đòn thế trong bài quyền rất chắc chắn, cương mãnh và mang tính thực dụng. Hệ thống bài bản của môn phái được xây dựng trên nền tảng của Thiếu Lâm Bắc Phái và lấy Thất Thập Nhị Huyền Công (72 thế căn bản) làm nòng cốt.

Nhằm giúp cho môn sinh có được một kỹ năng chiến đấu nhất định thì ngoài việc luyện tập căn bản là Thất Thập Nhị Huyền Công, tiếp theo là 18 bài quyền (Thập bát la hán quyền), các bài quyền hổ trợ khác như: Thập nhị xà quyền, Tứ bộ quyền... (Tùy theo thể trạng của từng người mà lựa chon môn tập cho thích hợp).

Nhưng cốt lõi vẫn là các kỹ năng chiến đấu và tự vệ gồm có: Cầm nã thủ pháp và Tứ đẳng công
  • CẦM NÃ THỦ PHÁP: Là một bộ môn chuyên tấn công vào các xương, khớp, gân làm cho đối phương bị tê liệt hoặc chấn thương các khớp. Bộ môn này có tác dụng rất hiệu quả trong tự vệ và cận chiến.
  • TỨ ĐẲNG CÔNG: Bao gồm Tứ tuyệt định công, Di ảnh kỳ công, Lục bộ thần công và Thập bát chưởng công.

Đây là 4 bộ môn đỉnh cao của môn phái, riêng Thập bát chưởng công chỉ có những môn sinh cấp cao và có uy tín nhất định mới được học một vài thế (tất cả có 18 thế và sẽ được Chưởng môn phái trực tiếp truyền dạy).

Tứ đẳng công có thể được xem là "báu vật" và nếu luyện thành thì có thể coi là "tuyệt kỹ chiến đấu"của bản môn.

II. CÁC MÔN QUYỀN PHÁP CỦA MÔN PHÁI VÕ LÂM CHÁNH TÔNG

Ngoài 2 môn quyền đặc thù của bản môn là: Thập bát la hán quyền gồm 2 phần: Tiểu môn la hán (8 bài) và Đại môn la hán (10 bài) và Thập nhị xà quyền (gồm 12 bài) môn phái còn 9 môn quyền pháp nữa đó là:
  • Tứ linh quyền: 4 bài
  • Bát bộ kim tỏa quyền: 4 bài
  • Tứ tuyệt quyền: 4 bài
  • Ngũ lộ mai hoa quyền: 5 bài
  • Ngũ hành quyền: 5 bài
  • Linh thú ngũ hình quyền: 5 bài
  • Âm dương quyền: 5 bài
  • Bát tiên quyền: 8 bài

Các môn quyền này có rất ít động tác, nhưng mỗi môn lại có các trạng thái cương nhu khác nhau. Do đó, tùy theo thể trạng, sở đoản mà môn sinh sẽ chọn cho mình môn quyền phù hợp để luyện tập và 9 môn quyền này còn được xem là QUYỀN CHIẾN vì các bài được chế tác từng cặp để đấu luyện với nhau.


Trưởng sư Võ Văn Thái
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: